Mỡ bôi trơn là gì? Tìm hiểu về các loại phổ biến nhất
Mỡ bôi trơn là một thành phần thiết yếu trong việc duy trì hiệu suất hoạt động của máy móc và thiết bị. Với khả năng giảm ma sát và bảo vệ các bề mặt tiếp xúc, chúng không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ cho các chi tiết máy mà còn cải thiện hiệu suất làm việc. Hãy cùng HDTECH tìm hiểu về mỡ bôi trơn và những loại phổ biến nhất hiện nay!
Mỡ bôi trơn là gì?
Mỡ bôi trơn là một loại chất bôi trơn ở thể đặc nhuyễn, thường có cấu trúc bán rắn và trọng lượng nặng hơn so với dầu nhớt. Chức năng chính của mỡ là bôi trơn các bề mặt ma sát có kết cấu hở, chẳng hạn như trục bánh xe, trục láp, khớp, bánh răng, ổ bi và nhiều bộ phận khác mà dầu nhớt không thể sử dụng hiệu quả.
Ngoài việc bôi trơn, mỡ bôi trơn còn mang lại nhiều lợi ích khác, bao gồm:
• Chống mài mòn: giúp giảm thiểu sự hao mòn của các chi tiết máy trong quá trình hoạt động.
• Chống oxy hóa: bảo vệ các bề mặt kim loại khỏi sự tác động của oxy và độ ẩm, từ đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
• Làm kín: ngăn chặn bụi bẩn, nước và các tác nhân gây hại xâm nhập vào các bộ phận bên trong.
Về mặt nhiệt độ, mỡ có khả năng hoạt động hiệu quả ở nhiệt độ lên tới 120 độ c, và một số loại mỡ đặc biệt có thể chịu đựng nhiệt độ trên 200 độ C. So với dầu bôi trơn, nhiệt độ làm việc của dầu thường cao hơn, đạt tới 200 độ c hoặc còn cao hơn với các loại dầu đặc biệt.
Nhờ vào những đặc tính này, mỡ được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, từ chế tạo máy móc đến các ứng dụng trong đời sống hàng ngày, đảm bảo hiệu suất và độ bền cho các thiết bị.
Thành phần chính của mỡ bôi trơn
Mỡ bôi trơn được cấu tạo từ ba thành phần chính: dầu gốc, chất làm đặc và các chất phụ gia. Mỗi thành phần đều có vai trò quan trọng trong việc xác định tính chất và hiệu suất của mỡ.
1. Dầu gốc
Dầu gốc chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 75-90% trong mỡ bôi trơn. Có hai loại dầu gốc chính: dầu gốc khoáng và dầu gốc tổng hợp. Dầu gốc thường có đặc tính tương tự như dầu dùng để sản xuất dầu nhớt, do đó chất lượng của mỡ phụ thuộc rất nhiều vào loại dầu gốc được sử dụng. Dầu gốc cung cấp khả năng bôi trơn và giúp giảm ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc.
2. Chất làm đặc
Chất làm đặc chiếm khoảng 10-25% trong mỡ bôi trơn và có tác dụng tạo cấu trúc cho mỡ. Chất này giữ cho dầu gốc không bị tách ra khỏi mỡ, đồng thời quyết định khả năng kháng nước, chịu nhiệt và chịu cực áp của mỡ. Một số loại chất làm đặc phổ biến bao gồm:
• Lithium: Nhiệt độ hoạt động từ -20 đến 100 độ C.
• Lithium phức hợp: Nhiệt độ hoạt động từ -20 đến 130 độ C.
• Polyurea: Nhiệt độ hoạt động từ -30 đến 150 độ C.
• Calcium sulfonate: Nhiệt độ hoạt động từ -40 đến 280 độ C.
3. Các chất phụ gia
Các chất phụ gia chiếm khoảng 5-10% trong mỡ bôi trơn và được pha chế thêm để đáp ứng các nhu cầu sử dụng cụ thể. Một số loại phụ gia quan trọng bao gồm:
• Phụ gia chịu cực áp: Giúp tăng cường khả năng chịu tải và bảo vệ bề mặt.
• Phụ gia chống mài mòn: Giảm thiểu sự hao mòn của các chi tiết máy.
• Phụ gia ức chế oxy hóa: Ngăn chặn quá trình oxy hóa, bảo vệ các bề mặt kim loại.
• Phụ gia chống ăn mòn: Bảo vệ thiết bị khỏi sự ăn mòn do hóa chất hoặc độ ẩm.
• Phụ gia cải tiến độ dính: Tăng khả năng bám dính của mỡ lên bề mặt.
Đặc tính của mỡ bôi trơn là gì?
Mỡ bôi trơn công nghiệp được thiết kế với mục tiêu chính là bôi trơn cho các thiết bị và máy móc trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và yêu cầu ngày càng cao từ quá trình vận hành, mỡ hiện đại đã được cải tiến với nhiều tính năng vượt trội. Dưới đây là một số đặc tính quan trọng của chúng:
– Khả năng chịu tải trọng cao: Mỡ bôi trơn công nghiệp có khả năng chịu tải trọng lớn, giúp bảo vệ các ổ trục bi, con lăn và các chi tiết máy móc khỏi hư hỏng do áp lực lớn trong quá trình vận hành. Nhờ đó, tuổi thọ sử dụng của thiết bị được kéo dài.
– Khả năng bám dính tốt: Với sự bổ sung của các chất phụ gia, nó có khả năng bám dính tốt hơn trên bề mặt. Điều này giúp kéo dài thời gian bôi trơn so với các loại dầu công nghiệp thông thường.
– Khả năng kháng hóa chất: Trong môi trường làm việc có nhiều hóa chất mạnh như axit hoặc bazo, mỡ công nghiệp giúp bảo vệ các chi tiết máy không bị phá hủy, đảm bảo hiệu suất hoạt động.
– Khả năng chống oxy hóa: Mỡ bôi trơn công nghiệp giúp giảm thiểu nguy cơ oxy hóa của các chi tiết máy theo thời gian, bảo vệ kết cấu và tăng độ bền cho thiết bị.
– Giảm ma sát: Mỡ có khả năng tạo ma sát nhỏ, từ đó giảm thiểu mài mòn giữa các chi tiết máy. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng mà còn nâng cao hiệu suất hoạt động.
– Dễ dàng tháo lắp: Một số loại mỡ được thiết kế để không gây khó khăn khi tháo lắp các chi tiết máy sau một thời gian dài sử dụng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong bảo trì.
– Dải nhiệt độ sử dụng rộng: Mỡ bôi trơn công nghiệp có thể hoạt động hiệu quả ở dải nhiệt độ rộng, từ âm vài chục độ c đến dương hàng trăm độ c. Điều này cho phép mỡ duy trì tính năng ở những môi trường khắc nghiệt, không dễ bị đóng rắn hay nóng chảy.